Nội dung
Thông tin cơ bản của các tấm pin.
Tấm pin năng lượng mặt trời, pin mặt trời hay tấm quang điện được cấu tạo từ những tế bào quang điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng ánh sáng từ mặt trời thành điện. Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc điện trở phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu vào các tấm pin năng lượng mặt trời này. Các tế bào quang điện được ghép lại thành khối để trở thành tấm pin mặt trời (thông thường có khoảng 60 – 75 tế bào quang điện cho 1 tấm pin năng lượng mặt trời).
Một cách dễ hiểu hơn, tấm pin tạo ra nguồn điện cũng giống như cách các nhà máy thuỷ điện tạo ra điện từ nước, nhiệt điện tạo ra điện từ than, và tuổi thọ của chúng giống nhau, lên đến 30 năm cho 1 hệ thống. Chỉ khác là trong quá trình các tấm pin mặt trời tạo ra điện không thải CO2 ra môi trường như nhiệt điện, cũng không gây ô nhiễm nguồn nước hay ngập lụt như thuỷ điện.
Cấu tạo của các tấm pin năng lượng mặt trời
Một tấm pin năng lượng mặt trời thường được cấu tạo từ các bộ phận như sau:
- Khung nhôm: bảo vệ và cố định các thành phần bên trong trước tải trọng gió lớn và ngoại lực tác động bên ngoài.
- Kính cường lực: Do có bề mặt trong suốt và cứng cáp bộ phần này góp phần bảo vệ solar cell khỏi các tác động thời tiết như mưa, bụi, mưa đá, nhiệt độ cao, tránh va đập và không bị phản xạ ánh sáng, hấp thụ ánh sáng tốt.
- Lớp màng EVA (ethylene vinyl acetate) chịu nhiệt độ khắc nghiệt tốt, độ bền cao, mang chức năng kết dính solar cells với kính cường lực và tấm nền pin, ngoài ra giúp bảo vệ solar cells khỏi bụi bẩn, ẩm mốc.
- Lớp Solar cell (tế bào quang điện) Pin mặt trời được cấu tạo từ nhiều đơn vị nhỏ hơn là solar cell. Những loại pin năng lượng mặt trời thông dụng như mono và poly được làm từ silic, một loại chất bán dẫn phổ biến. Trong một cell, tinh thể silic bị kẹp giữa hai lớp dẫn điện (ribbon và các thanh busbar). Một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau, loại N và loại P.
- Tấm nền pin (phía sau), có chức năng cách điện, bảo vệ cơ học và chống ẩm. Vật liệu được sử dụng có thể là polymer, nhựa PP, PVF, PET. Tấm nền có độ dày khác nhau tùy vào hãng sản xuất. Phần lớn tấm nền sẽ có màu trắng.
- Hộp đấu dây (junction box) nằm ở phía sau cùng, là nơi tập hợp và chuyển năng lượng điện được sinh ra từ tấm pin năng lượng mặt trời ra ngoài. Vì đây là điểm trung tâm nên được thiết kế bảo vệ khá chắc chắn.
- Cáp điện DC, loại cáp điện chuyên dụng cho điện năng lượng mặt trời, có khả năng cách điện một chiều DC cực tốt, kèm với đó là khả năng chống chịu tốt trước sự khắc nghiệt của thời tiết (tia cực tím, bụi, nước, ẩm..) và tác động cơ học khác.
- Jack kết nối MC4, là đầu nối điện thường được dùng để kết nối các tấm pin mặt trời. “MC” trong MC4 là viết tắt của nhà sản xuất Multi-Contact. Loại jack kết nối này giúp bạn dễ dàng kết nối các tấm pin và dãy pin bằng cách gắn jack từ các tấm pin liền kề với nhau bằng tay.
Phân loại pin mặt trời
Pin mặt trời được làm bằng các tinh thể silicon và được chia làm 3 loại:
Loại 1: Đơn tinh thể (mono): Có khoảng 120 -140 tế bào điện quang, thường có màu đen, tế bào quang điện có hình vuông vạt góc nối tiếp nhau tạo thành các hình thoi màu trắng, hiệu suất chuyển đổi lên đến đến 20% (hiệu suất và giá thành cao nhất trong 3 loại).
Loại 2: Đa tinh thể (poly): Có khoảng 60 tết bào điện quang, có màu hơi xanh lốm đốm, hiệu suất khoảng 15 – 19%. Giá thành phải chăng.
Dải silic (thin-film): có màu xanh hoặc màu đen, các tế bào điện quang mỏng hơn tấm tinh thể trong tấm mono và poly khoảng 350 lần. Hiệu suất đạt được khoảng 11%. Giá thành rẻ.
Nguyên lý hoạt động
Trong ánh sáng mặt trời có chứa các hạt photon, khi ánh sáng tiếp xúc với bề mặt tấm pin, các hạt photon va chạm với các tế bào quang điện trong tấm pin, sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- Nếu năng lượng của photon thấp hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron có trong chất bán dẫn thì photon sẽ truyền xuyên qua mảnh silicon.
- Nếu năng lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn thì năng lượng của photon sẽ bị hấp thụ bới mảnh silicon.
Trong trường hợp 2 khi photon được hấp thụ, năng lượng sẽ được hấp thụ bởi các hạt electron trong tinh thể silicon. Khi tinh thể electron được nạp năng lượng, chúng trở thành vật dẫn điện, và di chuyển trong lớp bán dẫn. Lúc này, các nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và chúng được gọi là “lỗ trống”. Các electron sẽ lấp đầy các lỗ trống này khi di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn.
Giá thị trường của những thương hiệu tấm pin nổi tiếng
Tấm pin năng lượng mặt trời giá bao nhiêu? Đây có phải là câu hỏi mà bạn thắc mắc và đau đầu do có quá nhiều thương hiệu và giá cả cạnh tranh trên thị trường?
Hiện nay, hàng ngàn thương hiệu tấm pin năng lượng mặt trời ra đời phục vụ nhu cầu của nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình trong thời đại phát triển vượt trội của nguồn năng lượng tái tạo. Bất cứ một thị trường trong bất cứ mặt hàng nào cũng vậy, có hàng giá rẻ kém chất lượng, hoặc đánh vào tâm lý của khách hàng như nâng giá thành cao cho những mặt hàng mang mác “hàng nhập khẩu”.
Sau đây là những thương hiệu tấm pin mặt trời được nhiều đơn vị lắp đặt điện tái tạo trên thị trường uy tín nhất tin dùng. Những thương hiệu này cũng được đội ngũ kỹ thuật tại Greenblue Solar đánh giá cao.
Giá tấm pin năng lượng mặt trời thương hiệu AE (Đức)
Công suất | Giá trên 1w | Giá tham khảo | Chi tiết |
AE 400w | 8.300đ | 3.320.000 VNĐ | Xem thêm |
AE 450w | 8.100đ | 3.645.000 VNĐ | Xem thêm |
AE 550w | 7.900đ | 4.345.000 VNĐ | Xem thêm |
AE 650w | 7.900đ | 5.135.000 VNĐ | Xem thêm |
Giá tấm pin năng lượng mặt trời thương hiệu JA (Trung Quốc)
Công suất | Giá trên 1w | Giá tham khảo | Chi tiết |
JA 450W | 8.400đ | 3.375.000 VNĐ | Xem thêm |
JA 455W | 7.500đ | 3.400.000 VNĐ | Xem thêm |
JA 535W | 7.500đ | 4.012.500 VNĐ | Xem thêm |
JA 540W | 7.500đ | 4.050.000 VNĐ | Xem thêm |
JA 545W | 7.500đ | 4.100.000 VNĐ | Xem thêm |
Giá tấm pin năng lượng mặt trời thương hiệu Canadian (Canada)
Công suất | Giá trên 1w | Giá tham khảo | Chi tiết |
Canadian 410w |
7.500đ | 3.075.000 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 415w |
7.500đ | 3.112.500 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 440w |
7.500đ | 3.300.000 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 445w |
7.500đ | 3.337.500 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 450w | 7.500đ | 3.375.000 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 485w | 7.500đ | 3.637.500 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 530w | 7.500đ | 3.975.000 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 535w |
7.500đ | 4.012.500 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 540w |
7.500đ | 4.050.000 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 545w |
7.500đ | 4.087.500 VNĐ | Xem thêm |
Canadian 550w | 7.500đ | 4.125.000 VNĐ | Xem thêm |
Giá tấm pin năng lượng mặt trời thương hiệu Resen (Trung Quốc)
Công suất | Giá trên 1 watt | Giá tham khảo | Chi tiết |
Resen 450w | 6.700 VNĐ/1w | 3.015.000 VNĐ | Xem thêm |
Resen 550w | 6.700 VNĐ/1w | 3.685.000 VNĐ | Xem thêm |
Giá tấm pin năng lượng mặt trời thương hiệu Longi (Trung Quốc)
Công suất | Giá trên 1 watt | Giá tham khảo | Chi tiết |
Longi 450w | 8.400đ | 3.375.000 VNĐ | Xem thêm |
Longi 535w | 7.500đ | 3.400.000 VNĐ | Xem thêm |
Longi 545w | 7.500đ | 4.012.500 VNĐ | Xem thêm |
*Lưu ý: Trên đây là những bảng giá tham khảo và có thể thay đổi theo thị trường.
Bài Viết Liên quan
Lắp điện mặt trời tại Hà Nội
Điện năng lượng mặt trời đang được nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp quan tâm...
Th8
Có nên lắp đặt điện mặt trời ở Hà Nội?
Bạn đang phân vân có nên lắp đặt điện mặt trời ở Hà Nội? Bạn...
Th8
Lắp điện mặt trời sẽ là xu hướng trong năm 2023
Trong khi các đại dịch Covid 19 toàn cầu đã tàn phá nhiều ngành trong...
Th4
Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình?
Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình? Hệ thống có...
Th4
Chi phí Lắp điện mặt trời cho nhà xưởng và thời gian hoàn vốn 2023
Xu hướng lắp điện mặt trời cho nhà xưởng ngày càng nhiều, nhất là khi...
Th3
Turbine điện gió trục dọc 1,5 MW
Công ty Agile Wind Power của Thụy Sĩ đang sản xuất turbine gió trục dọc...
Th2
Lắp điện gió hộ gia đình năm 2023
Hiện nay, ngoài những trụ điện gió lớn trên 1 MW đặt tại khắp các...
Th2
Giá tấm pin năng lượng mặt trời năm 2023 bao nhiêu?
Thông tin cơ bản của các tấm pin. Tấm pin năng lượng mặt trời, pin...
Th1